CÔNG TY TNHH BỆNH VIỆN JK VIỆT NAM
Giới thiệu | Chính sách bảo mật | Chính sách & Điều khoản | Chính sách quảng cáo | Miễn trừ trách nhiệm
*Lưu ý: Kết quả phụ thuộc vào cơ địa mỗi người!
Sau khi thực hiện phẫu thuật hay thẩm mỹ làm đẹp, nếu có để lại vết thương hở thì việc ăn kiêng một số thực phẩm là điều cần thiết góp phần giúp vết thương mau lành, phục hồi nhanh và hạn chế bị viêm nhiễm. Nhất là với thịt gà, mặc dù là thực phẩm giàu dưỡng chất cho sức khỏe nhưng đều cần kiêng khem sau phẫu thuật. Vậy vết thương bao lâu thì ăn được thịt gà? Theo chân JK Việt Nam để tìm hiểu chi tiết nhé!
Nội dung chính
Thịt gà không còn xa lạ gì với mọi người. Đây là nguồn dưỡng chất tuyệt vời bởi thịt gà giàu vitamin A, vitamin B1, B2, vitamin C, vitamin E, PP cùng các khoáng vi lượng như sắt, canxi, photpho,… Thịt gà cung cấp nguồn năng lượng dồi dào cho cơ thể, hỗ trợ tái sinh cấu trúc của tế bào. Vậy tại sao có vết thương không được ăn thịt gà? Và vết thương bao lâu thì ăn được thịt gà?
Thực tế, vết thương tùy vào mức độ, tình trạng cùng cấu trúc da sẽ có thời gian lành da khác nhau. Nếu với những vết thương nhỏ tại nhà do rách, bị cắt, đâm; bạn hoàn toàn có thể tự xử lý ngay tại nhà. Tuy nhiên, với vết thương hở mức độ lớn do chấn thương tai nạn giao thông; bạn cần đến cơ sở uy tín để xử lý.
Bên cạnh đó, vết thương hở còn bao gồm vết thương sau khi thực hiện phẫu thuật thẩm mỹ. Điển hình như hút mỡ, nâng mũi, cắt mí, tiêm filler sẽ để lại vết thương.
Tại thời điểm có vết thương hở nếu bổ sung thịt gà; điều này có thể khiến làm quá trình phục hồi da chậm lại. Bên cạnh ăn thịt gà làm vết thương lâu lành, thịt gà làm tăng nguy cơ gây ra sẹo lồi, nhất là với những cơ địa bị dị ứng. Đó là lý do vì sao thịt gà góp mặt trong “danh sách đen” các thịt phẩm cần kiêng khi có vết thương hở.
Giải đáp thắc mắc vết thương hở kiêng thịt gà bao lâu, có thể thấy, thời gian kiêng khem phụ thuộc vào tình trạng vết thương. Cụ thể vết thương bao lâu thì ăn được thịt gà được chia thành các trường hợp như sau:
– Trầy xước thương nhẹ thì nên kiêng thịt gà khoảng 7 – 10 ngày. Như vậy sẽ hạn chế tình trạng lên da non bị ngứa ngáy, vết thương khó lành.
– Thẩm mỹ với mức độ xâm lấn nhỏ như các cuộc tiểu phẫu cắt mí, cấy mỡ mặt, căng chỉ,… Đây đều là phương pháp làm đẹp không xâm lấn; vậy nên không dao kéo nên cần kiêng thịt gà ít nhất 1 – 1.5 tháng.
– Nếu thẩm mỹ xâm lấn dao kéo như nâng mũi, nâng ngực, hút mỡ, sinh đẻ,… Thông thường các vết thương hở cần được cố định bằng chỉ. Vì vậy, thời gian bình phục vết thương sẽ lâu hơn. Từ đó, với thắc mắc vết thương bao lâu thì ăn được thịt gà; có thể thấy, thời gian kiêng cũng kéo dài từ 1- 2 tháng.
– Sau các cuộc đại phẫu thuật do bệnh nghiêm trọng hay tai nạn ngoài ý muốn; chắc chắn bệnh nhân sẽ cần thời gian sẽ bình phục. Thời gian kiêng ăn thịt gà cũng dài đến 3 tháng.
Biết rằng ăn thịt gà làm vết thương lâu lành; tuy nhiên thời gian kiêng lại tùy thuộc vào quá trình phục hồi vết thương. Vì vậy, tùy vào mức độ và cơ thể mà thời gian kiêng có thể thay đổi. Chi tiết bạn có thể hỏi ý kiến từ bác sĩ chuyên môn cao.
Vết thương hở sẽ được làm đầy bằng phần da non. Vì vậy, nếu thời điểm này bổ sung thịt gà hay các thực phẩm dễ gây dị ứng khác như tôm, rau muống, đồ nếp thì tình trạng ngứa ngáy sẽ nghiêm trọng hơn.
Tuy nhiên, nếu lỡ ăn thịt gà trong khoảng thời gian lên da non thì bạn cũng không cần quá lo lắng. Đơn giản chỉ cần dừng ăn thịt gà và tăng cường bổ sung nhiều nước. Nước sử giúp đào thải, thanh lọc các thành phần độc hại của thịt gà cho vết thương.
Nếu sau khi ăn thịt gà, vết thương có các biểu hiện như mẩn đỏ, sưng tấy, viêm nhiễm,… hãy đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn. Từ đó bác sĩ cũng đưa ra biện pháp kịp thời.
Vết thương hở tại nhà cần được chăm sóc cẩn thận. Thay băng, gột rửa đúng chuẩn để không bị nhiễm trùng và chóng lành. Bên cạnh đó, chế độ ăn uống cũng góp phần quan trọng giúp phục hồi da tốt nhất.
– Tăng cường vitamin C: Để tăng cường đề kháng cho da, đồng thời bổ sung dưỡng chất cho quá trình tổng hợp collagen không thể thiếu vitamin C. Hãy bổ sung nhiều vitamin qua các rau củ quả như cam, quýt, xoài, kiwi, ổi, cà rốt, ớt chuông, cà chua,…
– Ăn nhiều đạm: Thịt lợn, phô mai, sữa, các loại đậu,… là nguồn thực phẩm cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất và protein. Chúng là những dưỡng chất tuyệt vời giúp quá trình lành vết thương nhanh chóng hơn.
– Bổ sung thực phẩm giàu kẽm: Để đẩy mạnh quá trình tái tạo và phân chia tế bào; tại nhà bạn nên bổ sung nhiều đậu hà lan, ngũ cốc, súp lơ,… giàu kẽm để enzyme hoạt động tốt nhất.
– Vitamin K giúp phục hồi vết thương nhanh: Bắp cải, dưa chuột, cà chua, măng tây,… giàu vitamin K đẩy mạnh quá trình sản xuất thrombin giúp đông máu nhanh, mau lành vết thương.
– Thêm sắt cho chế độ dinh dưỡng: Sắt trong bí đỏ, rau bina, yến mạch,… là mắt xích quan trọng cho quá trình chuyển hóa lysine và proline.
Tóm lại, dựa vào từng trường hợp mà việc vết thương bao lâu thì ăn được thịt gà cũng khác nhau. Sau khi thực hiện phẫu thuật, hãy cố gắng thực hiện kiêng khem đúng cách để vết thương có thể lành nhanh chóng. Nếu có bất cứ dấu hiệu nào bất thường, ngay lập tức đến phòng khám, cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, tư vấn.
NHẬN BÁO GIÁ THẨM MỸ
* Để lại thắc mắc về chi phí, JK VIỆT NAM liên hệ giải đáp cho bạn
TÌM KIẾM NHANH
CƠ SỞ 1: HÀ NỘI
CƠ SỞ 1: HỒ CHÍ MINH
SỞ HỮU NGAY NÉT ĐẸP HOÀN HẢO VỚI ĐỘI NGŨ BÁC SĨ TẠI PHÒNG KHÁM JK VIỆT NAM!
0000.0000
Đăng ký ngay để nhận tư vấn miễn phí từ các chuyên gia
Tư vấn trực tiếp 24/7: 0862.985.234 - 0904.524.545