CÔNG TY TNHH BỆNH VIỆN JK VIỆT NAM
Giới thiệu | Chính sách bảo mật | Chính sách & Điều khoản | Chính sách quảng cáo | Miễn trừ trách nhiệm
*Lưu ý: Kết quả phụ thuộc vào cơ địa mỗi người!
Tiêm filler má là một trong những thủ thuật thẩm mỹ giúp phái đẹp sở hữu khuôn mặt tròn đầy, duyên dáng. Tuy nhiên, một số trường hợp sau khi tiêm xuất hiện tình trạng sưng, sượng cứng hai bên má nên nhiều người thắc mắc tiêm filler má bao lâu thì mềm? Chuyên gia thẩm mỹ giải đáp, thông thường sau khi tiêm 24 giờ khu vực má sẽ mềm dần và sau đó trở nên tự nhiên không còn sượng cứng.
Theo các chuyên gia thẩm mỹ, biểu hiện bị đau nhức, sưng tấy sau khi tiêm filler má baby là phản ứng bình thường không đáng lo ngại. Thông thường sau 2 – 3 giờ vết thẩm mỹ sẽ không còn bị đau nhức nữa. Khu vực tiêm sẽ có biểu hiện hiện mềm dần, sau đó khoảng 24 giờ hai bên má sẽ trở nên mềm hẳn, không còn sượng cứng.
Tuy nhiên, đối với một số trường hợp các chị em có cơ địa đặc thù phải cần từ 1 – 2 ngày mới giảm bớt tình trạng tiêm má filler bị cứng. Trong khoảng thời gian này, hoạt chất filler sẽ cố định trong da đồng thời phát huy hiệu quả kích thích tăng sinh collagen tự nhiên.
Trường hợp má bị cứng bất thường sau khi tiêm 3 – 5 ngày và không có dấu hiệu thuyên giảm, cộng với biểu hiện mưng mủ, bầm tím đau nhức thì đó là biến chứng sau tiêm. Lúc này, bạn cần liên hệ ngay bác sĩ chuyên khoa thăm khám để có giải pháp khắc phục kịp thời.
Tình trạng tiêm filler má bị cứng do nhiều yếu tố như tiêm không đúng kỹ thuật, xác định sai vị trí tiêm, đưa một lượng filler quá liều vào cơ thể hoặc chất lượng filler không đảm bảo. Nắm rõ nguyên nhân khiến tiêm má filler bị cứng sẽ giúp các chị em phòng ngừa tình trạng này và có được hiệu quả tiêm filler tối ưu.
Chất lượng của hoạt chất làm đầy là một trong những nhân tố quan trọng quyết định hiệu quả làm đẹp của phương pháp này. Bởi trong một số loại filler kém chất lượng sẽ chứa thành phần hóa học độc hại ảnh hưởng xấu đến làn da và sức khỏe người dùng. Filler kém chất lượng, không có nguồn gốc rõ ràng khi đưa vào cơ thể sẽ khiến da bị kích ứng, sưng tấy, bầm tím, sượng cứng và thậm chí là hoại tử.
Mỗi người có cơ địa khác nhau nên liều lượng filler cần sử dụng cũng có sự khác biệt. Dựa trên kết quả thăm khám sức khỏe, bác sĩ sẽ đưa ra liều lượng tương ứng cần tiêm. Trường hợp bác sĩ xác định không chính xác hàm lượng filler cần dùng, tiêm quá liều sẽ ảnh hưởng đến các mao mạch. Điều này khiến máu lưu thông không đều gây ra tình trạng bầm tím và cứng đơ khu vực thẩm mỹ.
Tiêm filler má được thực hiện nhanh chóng, không có nhiều bước phức tạp nhưng đòi hỏi bác sĩ hoặc chuyên viên thực hiện phải có chuyên môn cao và tay nghề thành thạo. Bởi chỉ cần lệch vị trí cần tiêm vào mạch máu sẽ gây ra tình trạng máu khó đông, tụ máu, bầm tím và các biến chứng gây nguy hiểm cho tính mạng.
Nếu không khử trùng hoặc khử trùng thiết bị, dụng cụ y khoa chưa kỹ sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn thâm nhập vào vết thương hở trên da khi tiêm filler. Điều này cũng dẫn đến tiêm filler xong bị cứng lâu ngày và nhiều tác hại khác.
Quá trình chăm sóc da sau khi thẩm mỹ bằng filler cũng quyết định thời gian tiêm filler má bao lâu thì mềm. Nếu không kiêng cữ và tuân thủ cách chăm sóc da theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, vị trí thẩm mỹ sẽ mất nhiều thời gian hồi phục, thậm chí là gặp những rủi ro không mong muốn.
Sau khi làn da được ổn định, không còn sượng cứng, hoạt chất làm đầy sẽ nhanh chóng phát huy hiệu quả làm đẹp. Thời gian để đạt được hiệu quả này là bao lâu còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người. Thông thường sau khi tiêm 1 – 2 ngày, filler sẽ bắt đầu thích ứng với làn da và phát huy tác dụng cảm nhận thấy ở vị trí tiêm filler. Sau khoảng 7 – 10 ngày, dáng má cùng khuôn mặt sẽ ổn định và thấy rõ những đường nét thay đổi như mong muốn.
Ngoài yếu tố cơ địa, chế độ chăm sóc sau khi tiêm cũng quyết định thời gian đạt được hiệu quả làm đẹp từ tiêm filler. Chính vì vậy, trong thời gian 15 ngày đầu sau khi thực hiện tiêm má, bạn cần lưu ý những điểm sau:
– Không sờ, nắn hoặc tác động mạnh vào vị trí tiêm filler.
– Không massage, không xông hơi hay nằm sấp, cúi đầu.
– Không sử dụng loại kính quá nặng hoặc đeo khẩu trang chật so với gương mặt.
– Sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ để giảm bớt tình trạng đau, cứng.
– Chườm đá lạnh lên da để phản ứng đau nhức, bầm tím, cứng thuyên giảm.
– Kiêng cữ các thực phẩm có thành phần không tốt cho vết thương sau tiêm filler như hải sản, thịt bò, đồ nếp, rau muống, thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng.
– Tạm dừng chơi các môn thể thao có tính chất vận động mạnh vì các hoạt động trên sẽ ảnh hưởng đến quá trình định hình dáng má và các vùng cơ.
– Tăng cường bổ sung các loại trái cây tươi giàu vitamin A, C, B, E,… để hỗ trợ vết thương mau lành và giúp làn da nhanh chóng ổn định.
Trên đây là những thông tin giải đáp băn khoăn “Tiêm filler má bao lâu thì mềm?”. Đây là phản ứng bình thường của cơ thể sau khi tiếp xúc với chất làm đầy và sẽ khỏi sau trong vòng 24 giờ đầu sau tiêm. Trường hợp vết tiêm filler má bị cứng lâu từ 3 – 5 ngày và không có dấu hiệu thuyên giảm bạn cần tìm gặp bác sĩ ngay để được khắc phục kịp thời.
NHẬN BÁO GIÁ THẨM MỸ
* Để lại thắc mắc về chi phí, JK VIỆT NAM liên hệ giải đáp cho bạn
TÌM KIẾM NHANH
CƠ SỞ 1: HÀ NỘI
CƠ SỞ 1: HỒ CHÍ MINH
SỞ HỮU NGAY NÉT ĐẸP HOÀN HẢO VỚI ĐỘI NGŨ BÁC SĨ TẠI PHÒNG KHÁM JK VIỆT NAM!
0000.0000
Đăng ký ngay để nhận tư vấn miễn phí từ các chuyên gia
Tư vấn trực tiếp 24/7: 0862.985.234 - 0904.524.545