CÔNG TY TNHH BỆNH VIỆN JK VIỆT NAM
Giới thiệu | Chính sách bảo mật | Chính sách & Điều khoản | Chính sách quảng cáo | Miễn trừ trách nhiệm
*Lưu ý: Kết quả phụ thuộc vào cơ địa mỗi người!
Chưa biết ăn vịt quay có béo không, nhiều chị em giảm cân chần chừ vì lo sợ tăng cân mà “nhịn mồm nhịn miệng”. Nhờ chuyên gia dinh dưỡng giải đáp, phái đẹp mới yên tâm khi biết chính xác mức cao lo trong 100g thịt vịt quay. Ước tính hàm lượng calo trong 100g thịt vịt quay vào khoảng gần 350 calo nên ăn nhiều khó kiểm soát cân nặng.
Thịt vịt quay nằm trong số món ăn nhiều người yêu thích. Nhìn vẻ ngoài hấp dẫn, màu da vàng giòn, đượm nước sốt mật ong, dầu ăn,… khiến chị em khó cưỡng. Muốn ăn thịt vịt nhưng sợ béo, sợ tăng cân, chị em hãy cùng chuyên gia dinh dưỡng đi tìm câu trả lời cho câu hỏi ăn vịt quay có béo không?
Chuyên gia giải đáp, ăn thịt vịt quay nhiều sẽ khiến cân nặng gia tăng bởi chứa hàm lượng calo cao. Trong 100g thịt vịt quay ước tính có chứa tới gần 350 calo. Tương đương với 1 con vịt quay 2kg chứa khoảng gần 7000 calo. Theo đó, 1 nửa con vịt quay nếu tiêu thụ hết sẽ rơi vào khoảng 3500 calo. Mức calo này tương đối cao, chị em giảm cân nên hạn chế ăn vịt quay để tránh béo phì.
Khám phá dinh dưỡng trong 100g thịt vịt quay, ngoài 350 calo, thực phẩm này còn giàu protein (18g), chất béo (khoảng 20g cả bão hòa, không bão hòa), vitamin và nhiều khoáng chất khác. Phần da vịt được coi là hấp dẫn nhất của món ăn nhưng lại tập trung nhiều chất béo. Vậy nên, ăn thịt vịt quay nhiều khó tránh tăng cân mất kiểm soát.
Lý giải cho hàm lượng calo cao trong thịt vịt, chuyên gia cho biết khi chế biến, vịt quay tẩm ướp thêm các gia vị như dầu ăn, mật ong, đường,… để tạo hương vị thơm ngon nên calo tăng. Những thành phần này ngấm nhiều vào phần da nên người giảm cân muốn hạn chế calo có thể loại bỏ da khi ăn thịt vịt quay.
Ăn thịt vịt đúng cách, hợp lý sẽ tốt cho sức khỏe. Dẫu vậy, không nên ăn quá mức cần thiết bởi gây béo, dẫn đến mất cân bằng dinh dưỡng các chất khác. Về lợi ích khi ăn vịt quay, chuyên gia dinh dưỡng chỉ ra một số tác dụng tuyệt vời.
Ăn nhiều vịt quay có tốt không? Thịt vịt nói chung và thịt vịt quay nói riêng mang đến nhiều tác dụng cho sức khỏe, điển hình là cung cấp cho cơ thể đủ dưỡng chất. Khi cơ bị gặp các triệu chứng như nhiệt, tiểu tiện khó khăn,… sử dụng thịt vịt quay sẽ rất tốt cho việc khắc phục tình trạng. Trong thịt vịt, hàm lượng protein, vitamin dồi dào, là thành phần quan trọng trong phát triển tế bào cơ bắp, nuôi dưỡng và bảo vệ cơ thể.
Thịt vịt quay giàu canxi, vitamin B, K, A, Omega 3, 6 đảm nhận vai trò nâng cao sức khỏe tim mạch. Dẫu vậy, thịt vịt quay được xếp vào nhóm thực phẩm có hàm lượng cholesterol cao, người giảm cân, mắc bệnh liên quan đến tim mạch ăn khẩu phần nhỏ, nên ăn ức, tránh phần nhiều mỡ mới phát huy tác dụng cao.
Vitamin B trong thịt vịt quay có khả năng thúc đẩy quá trình chuyển hóa năng lượng, kích thích sản xuất ra các hormone. Các tế bào hồng cầu cũng nhờ vậy mà tăng sinh, từ đó cơ thể giảm thiểu được tình trạng thiếu máu.
Vị ngọt, mát trong thịt vịt quay góp phần hỗ trợ những người mắc triệu chứng suy nhược như tăng huyết áp, chóng mặt,… nhanh phục hồi tình trạng, trở nên khỏe mạnh hơn. Đây là món ăn lý tưởng để cải thiện khẩu vị, giúp người ốm ăn miệng.
Chất béo bão hòa nằm chủ yếu ở phần da vịt. Người hay ăn da vịt quay có nguy cơ mập cao hơn so với chỉ ăn nguyên phần thịt vịt. Chất béo bão hòa ở da vịt quay qua quá trình tẩm ướp gia vị như mật ong, sữa đặc,… khi ăn vào khó chuyển hóa thành năng lượng, do vậy sẽ tích trữ thành mỡ thừa.
Ăn vịt quay nhiều sẽ tăng cân nhưng sử dụng bao nhiêu là đủ. Để ăn đủ no, tránh tăng cân, chị em chỉ nên tiêu thụ khoảng 200g thịt vịt quay mỗi bữa. Lưu ý chỉ nên ăn một bữa trong ngày, các bữa còn lại cần giảm lượng calo sao cho phù hợp, đảm bảo không quá 1800 – 2000 calo/ngày.
Vịt quay nếu ăn riêng sẽ nhanh ngán nên phái đẹp có thể kết hợp ăn với các loại rau xanh, dưa chua, dưa leo,… Nên kết hợp ăn thịt vịt quay cùng với tập luyện thể dục để đốt cháy hết calo dư thừa, chị em sẽ không lo tăng cân.
Mặc dù thịt vịt quay tốt nhưng chỉ phù hợp cho một số đối tượng, người mắc bệnh gout không nên ăn. Hàm lượng dinh dưỡng trong thịt vịt quay cao khiến cho tình trạng bệnh gout trở nên trầm trọng hơn. Bên cạnh đó, vịt quay có chất tanh nên kiêng đối với người mới trải qua phẫu thuật để vết thương nhanh lành.
Những ai có hệ tiêu hóa kém nên “cạch mặt” với thịt vịt quay. Tính hàn trong thịt sẽ khiến người có thể trạng hàn, tiêu hóa không tốt phải đối mặt với tình trạng nặng hơn.
Tuyệt đối tránh ăn thịt vịt quay chung với baba. Sự kết hợp này theo chuyên gia dinh dưỡng là làm biến đổi chất đạm thành các chất có hại cho sức khỏe.
Câu hỏi ăn vịt quay có béo không nhận được hơn 2 triệu kết quả tìm kiếm trên Google. Điều này cho thấy rất nhiều người coi vịt quay là món ăn khoái khẩu nhưng lại sợ béo, tăng cân mất kiểm soát. Qua thông tin hữu ích từ chuyên gia dinh dưỡng, những ai đam mê ăn vịt quay, đang giảm cân có thể sử dụng nhưng nên duy trì hàm lượng vừa phải. Nếu có chế độ ăn uống giảm béo hợp lý, ăn vịt quay không đáng lo ngại.
NHẬN BÁO GIÁ THẨM MỸ
* Để lại thắc mắc về chi phí, JK VIỆT NAM liên hệ giải đáp cho bạn
TÌM KIẾM NHANH
CƠ SỞ 1: HÀ NỘI
CƠ SỞ 1: HỒ CHÍ MINH
SỞ HỮU NGAY NÉT ĐẸP HOÀN HẢO VỚI ĐỘI NGŨ BÁC SĨ TẠI PHÒNG KHÁM JK VIỆT NAM!
0000.0000
Đăng ký ngay để nhận tư vấn miễn phí từ các chuyên gia
Tư vấn trực tiếp 24/7: 0862.985.234 - 0904.524.545